Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Thực đơn giảm cân với hai món canh nghêu ngọt mát

Hãy bổ sung vào thực đơn giảm cân của bạn với hai món canh nghêu ngọt mát, thanh nhiệt ngày hè với cách thực hiện đơn giản và nhanh chóng.

Những ngày hè nóng bức được thưởng thức một bát canh đậm đà hương vị nghêu thì còn gì bằng. Hãy chuẩn bị nguyên liệu và vào bếp thực hiện ngay nhé.
1. Canh nghêu nấu rau mồng tơi
- Nguyên liệu: 500g nghêu, 400g mồng tơi, 2 nhánh sả, 1 nhánh gừng tươi, 2 quả ớt chín, hành tím, gia vị.
- Cách làm:
Nghêu ngâm kĩ rửa sạch rồi đem luộc. Lấy thịt nghêu đem ướp với chút hạt nêm, nước mắm. Nước luộc nghêu lược cho kĩ làm nước dùng.
Rau mồng tơi, nhặt sạch, rửa kĩ rồi đem cắt đoạn vừa ăn.
Sả đập dập cắt khúc. Ớt cắt lát. Gừng cắt sợi. Hành tím băm nhuyễn.
Đun nóng chảo dầu cho hành tím vào phi vàng rồi cho thịt nghêu vào xào sơ, cho ra đĩa. Đun nước luộc nghêu sôi, cho gừng, sả, ớt vào, tiếp tục cho rau mồng tơi vào, sau đó cho nghêu vào. Nêm gia vị vừa ăn. Tắt bếp.
2. Canh nghêu nấu khế
- Nguyên liệu: 500g nghêu, 2 quả khế chua, 2 quả cà chua, hành lá, hành tím, ớt, gia vị.

- Cách làm:
Nghêu mua về ngâm kĩ với nước vo gạo rồi rửa sạch, đem luộc. Lấy thịt nghêu ướp với gia vị. Nước luộc nghêu đem lọc kĩ để loại bỏ đất cát rồi đem làm nước dùng.
Cà chua thái múi cau. Khế gọt bỏ phần viền rồi thái hình sao. Hành tím bẵm nhuyễn. Hành lá cắt khúc. Ớt cắt lát.
Bắt nồi lên bếp đun nóng chảo dầu, phi thơm hành tím. Cho cà chua vào xào. Cho nước luộc nghêu vào đun sôi. Sau đó, cho nghêu, khế chua vào. Nêm gia vị cho vừa ăn. Cho thêm hành lá, ớt.
Hai món canh này đậm đà hương vị của nghêu sẽ làm cho thực đơn của nhà bạn thêm phong phú. Nếu bạn thích ăn ngọt có thể nấu món canh nghêu rau mồng tơi, nếu bạn thích thưởng thức vị chua chua ngọt ngọt hãy thử món canh nghêu nấu khế.

Dinh dưỡng cho người già và những điều cần lưu ý

Đối với người già, bên cạnh vấn đề sức khỏe không tốt, còn mắc các bệnh liên quan bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ… Vì thế, chế độ dinh dưỡng cần đặc biệt lưu ý.

Dùng món luộc thay nướng
Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, người trẻ tuổi cần 2.500 calo. Tuy nhiên, khi đến 60 tuổi, lượng calo đã giảm xuống chỉ còn 2.000 calo và khi đến 70 tuổi chỉ cần 1.800 calo là đủ.
Vì hệ tiêu hóa của người già đã yếu đi, vì vậy, nếu hấp thụ thức ăn được chế biến từ dầu mỡ và nướng thì sẽ rất khó tiêu hóa. Thay vì các món luộc hay nướng, nên cho người già ăn thức ăn luộc hoặc hấp. Cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Nên tăng các thức ăn có nguồn gốc thực vật (vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và quả chín), giảm lượng thịt và thay bằng cá.
Chế biến kĩ các món ăn và ăn ít vào buổi tối
Thực đơn đơn điệu sẽ khiến cho người cao tuổi chán ăn và ăn ít. Vì vậy, khi chế biến món ăn cho người già, bạm cần liên tục thay đổi thực đơn để đảm bảo sự ngon miệng. Nên ưu tiên các món ăn mềm, được hầm, ninh kĩ, thái nhỏ, các món canh dễ tiêu.

Vào buổi tối, người già không nên ăn quá no. Ăn ít, ăn vừa đủ để cơ thể cảm thấy dễ chịu. Sau khi ăn, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút nhằm giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn để chuyển xuống ruột non dễ dàng hơn. Trước khi đi ngủ, người già nên uống thêm một ly sữa ấm. Loại đồ uống này sẽ giúp người già dễ ngủ ngon.
Bớt ăn mặn 
Người già dễ bị mắc các bệnh về huyết áo và tim mạch. Và một thực đơn với các món ăn được chế biến quá mặn, sức khỏe của họ sẽ gặp những rắc rối lớn. Vì vậy, người già nên ăn đồ ăn nhạt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người cao tuổi chỉ nên ăn lượng muối dưới 6 g/ngày. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở những người già có thói quen ăn mặn thì tỉ lệ bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với những người già ăn nhạt hơn.
Giảm lượng đường trong món ăn
Đối với người cao tuổi, ăn nhiều đường không tốt vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, tim mạch… Các món ăn quá ngọt còn khiến người già khó ngủ. Vì vậy, để có sức khỏe tốt, người già nên hạn chế ăn đường. Nên thay đường hóa học trong các món ăn bằng mật ong.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Thực đơn giảm cân hiệu quả bằng cà tím

Nếu bạn đang lên một thực đơn giảm cân cho mình thì cà tím là một loại rau củ nên được đưa vào. Cà tím không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng giảm cân rất hiệu quả. Các món ăn từ cà tím lại rất hấp dẫn nên thực đơn giảm cân của bạn sẽ vô cùng phong phú.
Nguyên tắc của những người cần giảm cân là phải loại bỏ dần lượng calo ra khỏi cơ thể mình. Và cà tím sẽ giúp bạn thực hiện điều này một cách dễ dàng. Trong 100g cà tím chỉ chứa khoảng 20calo, đây là con số rất an toàn và phù hợp với người giảm cân. Hơn nữa, cà tím rất giàu chất xơ và vitamin nên sẽ đẩy nhanh tốc độ đốt cháy chất béo. Cà tím còn rất giàu hàm lượng kali, canxi, sắt, đồng và magiê rất tốt cho sức khỏe.

Sau đây là một món ăn ngon từ cà tím mà bạn nên chế biến. Đó là cà tím om xì dầu.
Cách làm món cà tím hấp xì dầu
Nguyên liệu:
-1 quả cà tím
-1 miếng gừng
-1 trái ớt đỏ
- 100 g thịt bằm
-Ngò rí, tiêu, đường, bột ngọt, dầu ăn, nước tương
Cách thực hiện:
- Cà tím mua về, cắt theo chiều dọc làm ba phần nhưng không bị đứt phần cuống. Sau đó ngâm cà tím vào nước muối để cà tím không bị thâm.
- Gừng gọt vỏ xắt sợi
- Ớt bỏ hột, xắt sợi
- Thịt bằm nên thêm một chút gia vị vừa ăn bao gồm nước mắm, bột ngọt, hạt nêm.
- Cà rửa sạch, để ráo xong chiên vàng hai mặt với dầu ăn, khi đã chín đều thì vớt ra đĩa
- Sau khi ngâm cà xong, bạn vớt cà ra, cho thịt vào giữa caccs miếng cà và cho vào nồi hấp trng khoảng 30 phút.
- Cà hấp chín thì cho hành, ngò và nước tương, dùng nóng với cơm.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Những bài thuốc hay từ rau má

Ngoài là một thực phẩm ngon bổ thì rau má còn là một thảo dược giúp chữa được nhiều căn bệnh thường gặp. Sốt, thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới…đều được ra má chữa trị hiệu quả và nhanh chóng.

Những bài thuốc hay từ rau má bào chế cũng rất đơn giản. Đặc biệt với tinh chất từ rau má cũng nhanh có tác dụng giúp người bệnh mau có cảm giác “hạ nhiệt” khi đau ốm.
1. Rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước, hòa thêm ít đường uống hằng ngày. Dùng để chữa kiết lỵ, lậu nhiệt, tiểu tiện đục, sỏi thận, sỏi bàng quang..
2. Rau má lúc mới ra hoa, rửa sạch, phơi khô, tán nhuyễn, uống 1-2 muỗng nhỏ giúp chữa trị đau lưng, đau bụng kinh…
3. Rau má + lá gấc rửa sạch, giã nhỏ, trộn 1 ít muối vào đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Ngày làm 2 lần, khoảng từ 2-3 ngày, mụn nhọt sẽ biến mất.
4. Rau má + ngải cứu rửa sạch, đun nước uống hằng ngày chữa vàng da, vàng mắt.
5. Rau má rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít muối vào uống hằng ngày giúp chữa bệnh kiết lị rất hiệu quả.
6. Rau má +cỏ nhọ nồi + lá và bông mã đề rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống giúp chữa sốt xuất nhẹ tại nhà.
7. Rau má + ích mẫu thảo rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống giúp chữa bệnh tiểu ra máu
8. Rau má rửa sạch, giã nát đắp vào rốn chữa táo bón.
9. Rau má rửa sạch, giã nát đắp vào vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay giúp chữa hết bệnh đau mắt đỏ.
10. Rau má rửa sạch, giã nát + đường phèn giúp giải độc do ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc thuốc.

3 loại mặt nạ hoàn hảo cho bờ môi khô ráp

Bờ môi khô ráp không chỉ làm mất thẩm mĩ mà còn khiến cho các chị em phải chịu đau đớn, khó chịu. Những chiếc “mặt nạ” hoàn hảo cho làm môi sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ cho đôi môi của mình một cách tốt nhất.

                        
Chanh, dầu dừa, vitamin A
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, còn chanh sẽ giúp đánh bay những lớp da chết ở môi. Vì vậy, khi hai nguyên liệu này kết hợp lại với nhau thì sẽ tạo thành một thứ giúp chăm sóc làn môi tuyệt vời. Bạn lấy vào giọt nước cốt chanh trộn đều cùng với dầu dừa và vài giọt vitamin A.Thoa hỗn hợp lên môi. Dùng tay thoa đi thoa lại nhiều lần và để khoảng 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước.

Chuối và dầu ôliu
Có một loại mặt nạ nữa cũng có tác dụng giúp làm mềm da môi và ngăn chặn nứt nẻ hiệu quả đó là mặt nạ chuối và dầu oliu nguyên chất. Bạn bóc vỏ chuối, cắt một khoanh nhỏ, sau đó nghiền nát và trộn cùng với dầu dừa. Đắp lên môi trong vòng 20 phút và rửa lại bằng nước sạch. Đảm bảo chỉ sau 3 lần thực hiện, bờ môi sẽ mịn màng, tươi trẻ như ý.
Dầu ôliu và mật ong, đường
Để loại bỏ bờ môi khô ráp, bên cạnh việc dưỡng ẩm thì một việc rất quan trọng mà bạn không được quên đó là tẩy da chết ở môi. Và đường sẽ là nguyên liệu giúp bạn làm điều này tốt nhất. Bạn lấy nửa thìa dầu oliu, nửa thìa mật ong cùng với một thìa đường, trộn đều với nhau và thoa lên môi. Dùng tay chà đi chà lại nhẹ nhàng. Sau đó, rửa sạch môi.
Tuy nhiên, nếu cho đường vào mặt nạ thì bạn chỉ nên thực hiện 2 tuần một lần. Còn dầu oliu kết hợp với mật ong thì bạn áp dụng cho môi của mình mỗi ngày nhé!
Chúc bạn nhanh chóng đánh bại được những vết nứt môi đáng ghét!

Tết Đoan Ngọ cùng học cách làm chè trôi nước lá dứa

Ngày 5/5 Âm lịch là ngày tết Đoan Ngọ của dân tộc Việt Nam. Với một thói quen dường như đã trở thành truyền thống ở miền Nam, chè trôi nước là món ăn luôn xuất hiện trong ngày tết này.

Với một biến tấu mới, món chè trôi nước lá dứa thật thơm ngon sẽ mang đến cho các bạn một không khí tết đầm ấm hơn nữa.  
Chè trôi nước không khó làm mà lại rất ngon. Cùng bắt tay vào làm món chè cho ngày tết Đoan Ngọ mồng 5/5 này nhé.
Nguyên liệu
Bột nếp
Dừa nạo
Lá dứa
Đậu xanh
Đậu phộng rang, mè rang
Hành tím
Gừng
Đường, muối
Cách làm
Tùy theo số lượng người ăn mà bạn lựa chọn số lượng nguyên liệu cho phù hợp với nhà mình nhé.
Rửa sạch một ít lá dứa, thái ra thành từng khúc nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Lọc lất nước cốt lá dứa.
Đổ bột nếp ra tô. Số lá dứa còn lại đun sôi sau đó đổ từ từ nước lá dứa sôi này vào tô bột nếp. Trộn lên cho đều, mịn, tô bột nếp có màu xanh đều là được.
Gừng thái chỉ.
Ngâm đậu xanh cho mềm, tróc vỏ, nấu chín. Phi hành tím cho thơm rồi cho đậu xanh vào, đánh cho nhuyễn, thêm một chút muối, đường. Đây là nguyên liệu để làm nhân bánh.
Nắm bột thành những viên tròn, đều nhau, đặt ra cái mâm, ấn miếng bánh rồi vo đậu xanh vào, đặt vào giữa rồi vo tròn lại.
Đun nước sôi, đặt bánh vào, luộc cho chín. Khi bánh nổi lên thì vớt ra, thường sẽ cho vào tô nước lạnh để bánh không bị dính lại.
Nấu nước chè: cho nước lọc vào nồi, cho cả gừng và đường vào, đun cho sôi. Cho bánh vào, đun thêm chừng 5 phút.
Vắt lấy nước dừa, cho vào nồi đun với lá dứa, chút sữa tươi và muối. Đánh đều, nước sôi thì tắt bếp.
Khi ăn, rắc vừng rang, đậu phụng rang giã nhuyễn lên chén chè, thêm cả nước cốt dừa.
Với màu xanh bắt mắt, thơm ngon từ các nguyên liệu, lại thêm vị thanh mát từ lá dứa, cay cay của sợi gừng… sẽ là món ăn ngon lành cho bạn. Một ngày tết nhỏ với món chè trôi nước sẽ mang lại cho bạn không khí đầm ấm, sum họp gia đình hơn nữa.

Chân giò heo hầm – món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh

Móng giò lợn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho con người, đặc biệt là sản phụ. Theo Đông Y thì móng giò lợn có công dụng bổ huyết, thông sữa… giúp các mẹ chữa khí huyết suy nhược, lợi sữa, ung thủng, nhọt độc.


Từ móng giò có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng dành cho bà bầu và phụ nữ sau sinh. Đơn giản, dễ làm và rất hiệu quả. Đặc biệt với chân giò heo hầm là cứu tinh tuyệt vời cho những mẹ bị mất sữa hoặc tắc sữa.
Khi nấu chân giò heo hầm, có thể thêm đậu đen vào để tăng thêm lượng sữa cho các mẹ.
Nguyên liệu
Móng giò 2 cái
Đậu đen 200 g
50g táo đỏ
200g củ năng
Hành, gừng tươi, 1 trái dừa tươi
Gia vị
Thực hiện
Chân giò cạo, rửa sạch, đập bỏ phần móng. Chặt thành miếng lớn, ướp hành tỏi băm. Để khoảng 15-20 phút cho thấm.
Đậu đen ngâm nước ấm cho mau mềm, vớt ra để ráo nước. Củ năng gọt sạch, táo đỏ ngâm nở.
Cho giò heo vào chảo dầu chiên vàng, sau đó cho vào nồi nước dừa. Nấu nhừ khoảng 30-45 phút. Tiếp theo cho, đậu đen táo đỏ, củ năng vào nồi. Tiếp tục nấu cho chín đều. Tắt lửa, rắc một ít ngò rí lên trên.
Các mẹ có thể ăn nóng cùng cơm trắng, bánh mì hoặc ăn riêng đều được.